phương pháp phân tích độ Bloom Gelatin theo tiêu chuẩn GMIA

5/5 - (1 bình chọn)

PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐỘ BLOOM GELATIN THEO TIÊU CHUẨN GMIA SỬ DỤNG BẰNG MÁY PHÂN TÍCH KẾT CẤU CTX

Kiểm Tra độ Bloom Gelatin Nền

 

Độ Bloom Gelatin là một phép thử để đo độ bền của gelatin. Thử nghiệm ban đầu được phát triển và cấp bằng sáng chế vào năm 1925 bởi Oscar T. Bloom. Phép thử xác định trọng lượng tính bằng gam bằng một pít tông được chỉ định (thường có đường kính 0,5 inch) để làm bề mặt gel giảm 4 mm mà không làm vỡ nó ở nhiệt độ quy định.

Hiện nay, phương pháp xác định độ bền Gel hay còn gọi là độ Bloom Gelatin bằng máy phân tích kết cấu CTX (hoặc máy phân tích kết cấu CT3) cùng các phụ kiện hỗ trợ từ nhà sản xuất AMETEK Brookfield đang là phương pháp mà tất cả các Phòng thí nghiệm trên thế giới luôn được tin dùng.

Định nghĩa về độ Bloom Gelatin

  • Gelatin có thể được phân thành hai loại và điều này được xác định bằng cách tiền xử lý gelatin trong quá trình sản xuất gelatin. Gelatin loại A có điểm isoionic từ 6-9 được lấy từ collagen được xử lý bằng axit, trong khi gelatin loại B (điểm isoionic là 5) có nguồn gốc từ tiền chất được xử lý bằng kiềm. Gelatin có nguồn gốc từ da lợn thường được gọi là gelatin loại A và gelatin có nguồn gốc từ da bò được gọi là gelatin loại B.
  • Độ bền Gel và độ nhớt của Gel là những đặc tính vật lý quan trọng nhất của gelatin. Độ bền gel, còn được gọi là giá trị ‘bloom’, là thước đo độ bền và độ cứng của gelatin, phản ánh trọng lượng phân tử trung bình của các thành phần của nó và thường nằm trong khoảng từ 30 đến 300 bloom (<150 được coi là độ nở thấp , 150–220 khi nở vừa, và 220–300 khi nở cao). Giá trị độ nở cao hơn cho thấy độ bền của gelatin lớn hơn. Dựa trên loại sản phẩm được yêu cầu và chức năng của nó, một giá trị độ nở khác nhau cho gelatin được áp dụng.

Nguyên tắc của phương pháp phân tích độ Bloom Gelatin 

Phương pháp phân tích độ Bloom Gelatin bao gồm trộn 1 dung dịch có 6.667% gelatin bloom ở 60 độ C, cho vào chai đựng Bloom ở điều kiện 10 độ C trong bể điều nhiệt. Những chai đựng Bloom này sẽ được chuyển sang máy phân tích kết cấu CTX từ Ametek  Brookfield cùng với đầu dò tiêu chuẩn TA10 được thâm nhập vào dung dịch gel với độ sâu 4mm. Mẫu Gelatin càng cứng sẽ có độ bloom càng cao.

Kiem Tra Do Bloom Gelatin Tron Bo San Pham 800x367 3

Nền của phương pháp

Gelatin có nguồn gốc từ collagen được thu từ các loại động vật khác nhau. Nó thường được sử dụng như một chât tạo gel trong Dược phẩm, thực phẩm, sản xuất mỹ phẩm. Gelatin được phân loại như là 1 thực phẩm dùng trong hầu hết kẹo gum, kem và món tráng miêng từ gelatin.

Các thiết bị cho phương pháp xác định độ Bloom gelatin

  1. Máy phân tích kết cấu CTX
  2. Chai đựng bloom
  3. Bể điều nhiệt nóng 65 độ C để gia nhiệt gelatin
  4. Bể điều nhiệt làm lạnh gelatin ở 10 độ C
  5. Phần mềm phân tích kết cấu.
  6. Máy đo độ nhớt DV2T – thang LV 
  7. Phụ kiện đo độ nhớt UL adapter

Quy trình thực hiệnQuy Trình Kiểm Tra độ Bloom Gelatin Bước 5 6 7

Bước 1: Cân 7.50g ± 0.01 gm Gelatin vào chai đựng bloom bằng cân phân tích (Fig.5)
Bước 2: Thêm 105.0 ± 0.2gm nước cất ở 25 độ C ± 2 độ C vào chai bloom. (Fig.6)
Bước 3: Khuấy đều bằng máy khuấy từ cho tới khi gelatin tan hoàn toàn trong nước cất (Fig.7)
Bước 4: Đậy nút cao su vào các bình đựng mẫu jar và để bình ngập nước từ 1-3 giờ ở nhiệt độ phòng. (fig.8)Quy Trình Kiểm Tra độ Bloom Gelatin Bước 8 9 10
Bước 5: Đặt các chai mẫu vào bể điều nhiệt ở 65 độ C trong 8-10 phút, thỉnh thoảng khuấy mẫu vừa đủ để khuấy trộn triệt để cho tới khi nhiệt độ của mẫu còn 61 độ C. Thời gian để các bình bloom trong bể không được quá 15 phút. (Fig. 9)
Bước 6:  Kiểm tra độ nhớt của gelatin với máy XDV2TLV với UL Adapter khi mẫu đạt được 61 độ C và tan 1 cách hoàn toàn ( Fig.10)Quy Trình Kiểm Tra độ Bloom Gelatin Bước 11 12 13
Bước 7: Để các chai bloom ở nhiệt độ phòng 15-20 phút. Tháo nút và loại bỏ nhẹ các lớp bọt trên bề mặt bằng thìa. (Fig.11)
Bước 8: Đập nút cao su lại và đặt các chai bloom vào bể điều nhiệt lạnh ở 10 độ C ± 0.1 trong 16-18 tiếng ( Fig.12)
Bước 9: gelatin đã sẵn sàng để kiểm tra bằng máy Phân tích kết cấu CTX sau khi khuấy trong bể tuần hoàn nhiệt 16-18 tiếng ở nhiệt độ không đổi 10 độ C. (Fig.13)
Bước 10: Cài đặt máy CTX Brookfield (vừa ở dạng Remote và Standalone)
Bước 11: Gắn đầu dò TA10 vào máy CTX
Bước 12: Cài đặt dạng Test Bloom hoặc tạo ra chương trình phân tích mẫu Bloom bằng cách sử dụng quản lý phần mềm
Bước 13: Lấy chai bloom từ bể điều nhiệt và lau nước xung quanh chai, đặt lên bàn cố định mẫu máy CT3
Bước 14:  Mở nắp và đặt trung tâm chai vào mặt phẳng cố đinh mẫu để đầu dò của máy CT3 có thể tiếp xúc với mẫu ở giữa 1 cách dễ dàng nhất.
Bước 15: nhấn nút “start” nếu dùng CTX ở Standalone hoặc ấn “run Test” nếu đang dùng dạng External

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *